6 sai lầm thường gặp của các doanh nhân mới

Hơn nữa, những đội ngũ đó sẽ thỏa hiệp để có giải pháp tốt nhất để có sự đồng thuận.

Các doanh nghiệp mới đòi hỏi những kỹ năng đa dạng: từ kế toán và chiến lược, từ tiếp thị và pháp lý; từ nguồn nhân lực cho tới việc thiết kế các sản phẩm/dịch vụ. Và khi doanh nghiệp có thêm nhân sự và các nguồn lực, những người sáng lập công ty phải có khả năng giao phó một số trong những trách nhiệm này.

Nhưng lúc đầu, hầu hết các CEO đã tham gia vào mọi mặt của doanh nghiệp. Nếu bạn là một trong số họ và bạn có kiến thức chuyên môn trong 1 hoặc 2 lĩnh vực, thì bạn sẽ phải trả lời được rất nhiều câu hỏi: với rất ít hoặc không có kinh nghiệm để dựa vào, thì gánh nặng của 1 -2 năm đầu điều hành doanh nghiệp sẽ rất lớn. Không có gì ngạc nhiên khi 80% doanh nghiệp phá sản ngay trong 18 tháng đầu tiên.

Đối với bất kỳ mới nào thì không có gì quan trọng hơn việc rút ngắn quá trình học hỏi và đặt ra nền tảng tài chính vững chắc. Dưới đây là 6 sai lầm phổ biến mà các chủ doanh nghiệp mới cần tránh để cải thiện cơ hội thành công:

1. Bỏ lại ‘cái tôi’ của bạn ở phía sau

Thành công trong kinh doanh thường không có gì ngoài việc đưa ra hàng loạt các quyết định tốt. Vấn đề là lúc nào cũng có được sự lựa chọn tốt nhất không phải là việc dễ dàng. Và bất chấp quan niệm thông thường, một trong những rào cản lớn nhất đối với việc đạt được các kết quả tốt không phải là thiếu thông tin hoặc kỹ năng, mà chính là lãnh đạo không có khả năng bỏ sang một bên cái tôi của họ.

Tóm lại, các nhà lãnh đạo vượt trội đều sẵn lòng thất bại. Họ phát triển khả năng chọn lựa ý tưởng tốt nhất bất chấp nguồn lực. Nếu bạn muốn thành công trong việc mở công ty, hãy mời gọi thông tin và giữ tâm hồn rộng mở. Nếu có thể làm điều đó, nhiều khả năng bạn sẽ tìm được điều gì là đúng với doanh nghiệp của mình.

2. Không đối xử với mọi người như nhau

Học cách quản lý con người là một kỹ năng đòi hỏi thời gian mới có được; đó không phải là kỹ năng bẩm sinh. Một trong những quan niệm sai lầm về quản lý là các nhà lãnh đạo phải có phong cách nhất định và đòi hỏi những người khác phải thích ứng với nó.

Dù ngành kinh doanh của bạn là gì, thì các nhân viên vẫn là tài sản quan trọng nhất của bạn. Là một nhà lãnh đạo, công việc của bạn là phát huy tốt nhất khả năng của họ, và cách tốt nhất là hiểu từng cá nhân. Vì vậy, hãy dành thời gian tìm ra cách tạo động lực cho mỗi người và ý thức về cách họ phản ứng với cách làm của bạn. Nếu bạn có thể điều chỉnh phong cách của bạn cho phù hợp với điều hiệu quả nhất với mỗi cá nhân, bạn sẽ tác động rất lớn tới hiệu quả công việc của họ.

3. Đừng tuyển dụng quá nhanh

Các công ty lớn đều có những nguồn lực to lớn, cho phép họ đầu tư vào quá trình tuyển dụng. Tiêu biểu là, họ yêu cầu các ứng viên tham gia nhiều cuộc phỏng vấn, đôi khi lên tới 8 hoặc 9 cuộc. Vì sao phải dành quá nhiều thời gian cho một cuộc tuyển dụng đơn giản như vậy? Những công ty này hiểu rằng cái giá của việc thuê sai người là sự lãng phí nghiêm trọng tiền bạc và thời gian. Trái lại, các công ty nhỏ thường giới hạn các cuộc phỏng vấn với các ứng viên cho vị trí quản lý, thậm chí là CEO. Đừng rơi vào cái bẫy đó.

Khi công ty của bạn còn nhỏ, mọi cá nhân đều có tác động khác nhau tới doanh nghiệp. Những người này phù hợp thế nào với đội ngũ của bạn, sự tương đồng giữa các kỹ năng của họ và các yêu cầu của công việc và liệu họ có ủng hộ tầm nhìn của công ty không đều quan trọng để tạo ra một đội ngũ năng động và đầy sức mạnh. Vì vậy, hãy tuyển lựa kỹ các ứng viên của bạn, và nếu bạn có thể tuyển họ làm chuyên gia cố vấn trong một vài tháng, thì thử trước khi mua sẽ tốt hơn.

4. Thừa nhận các điểm yếu của bạn

Ngay cả những người tài năng nhất cũng có những điểm mạnh và điểm yếu. Một trong những sai lầm dễ mắc nhất mà CEO mới nào cũng có thể mắc phải là phớt lờ các yếu điểm. Có thể bạn giỏi toán, nên bạn cho rằng mình có thế đảm nhận công việc kế toán của công ty. Hoặc bạn tham dự lớp laautj doanh nghiệp và có bằng MBA và bạn nghĩ rằng ở khía cạnh nào đó bạn đủ trình độ để đánh giá các thỏa thuận pháp lý đơn giản.

Những người điều hành giỏi nhất biết việc gì họ làm tốt và việc gì không. Và những nhân sự chủ chốt và các chuyên gia cố vấn quý giá của họ sẽ đem lại những hiểu biết có giá trị trong những lĩnh vực mà họ thiếu kinh nghiệm. Đừng cố trở thành siêu anh hùng.

5. Dành thời gian lên kế hoạch

Hầu hết các doanh nghiệp mới được mở ra vì người sáng lập hoặc đội ngũ có kiến thức chuyên môn mạnh trong một lĩnh vực cụ thể. Đó là một lợi thế lớn vì nó sẽ cắt giảm đáng kể thời gian học của bạn. Nhưng nhảy từ vai trò luật sư hành nghề hoặc kỹ sư phụ trách sản phẩm để điều hành cả công ty là một việc lớn. Vậy, hãy dành thời gian lên kế hoạch. Benjamin Franklin có câu nói bất hủ rằng: “Nếu bạn không lên kế hoạch nghĩa là bạn đã lên kế hoạch để thất bại”.

6. Coi liên minh không phải là sự nhất trí mà là mục tiêu

Đội ngũ thành công có nhiều hành vi như: cùng tầm nhìn, niềm đam mê đối với công việc và giao tiếp trung thực. Nhưng nhiều đội ngũ nhỏ đã sai lầm khi cho rằng mọi người tham gia thỏa thuận luôn tối ưu. Hơn nữa, những đội ngũ đó sẽ thỏa hiệp để có giải pháp tốt nhất để có sự đồng thuận.

Điều đó có thể hiểu được; nhưng đó là cách điều hành công ty sai lầm. Khuyến khích các cuộc tranh luận lớn và quan điểm cạnh tranh là sự tối ưu. Chừng nào còn có những người sao lãng trong đội ngũ và đội ngũ điều chỉnh cho phù hợp với các kế hoạch và sự khác biệt về quan điểm thì sự đồng thuận vẫn là một mục tiêu.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *